Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ riêng hay từ ngữ chuyên ngành. Đối với ngành in cũng vậy, để tạo ra sản phẩm in tốt nhất thì người thiết kế cần nắm rõ các thuật ngữ
Mục Lục
Các thuật ngữ trong bước thiết kế
CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) – Những màu dùng trong màu in, nên khi các bạn thiết kế xuất file in thì nên để CMYK, nếu trong trường hợp bạn để chế độ RGB thì người chế bản chuyển tự động sang CMYK, màu sắc in ra bị xỉn màu hơn và không rực như bạn mong muốn.
RGB (Red, Green, Blue) – Hệ màu này là ngôn ngữ của màn hình máy tính và vô tuyến nên không phù hợp cho in ấn. RGB dựa trên các màu cộng – phối hợp màu red, green và blue light, ta thu được màu trắng nhẹ.
Colour Mode – Chế độ màu dùng khi thiết lập file. Dựa vào phần mềm bạn dùng chế độ màu mặc định có thể là RGB hoặc CMYK. Với in 4 màu chúng tôi đề nghị các file để ở chế độ màu CMYK.
PMS (Pantone Matching System – Hệ thống căn chỉnh màu Pantome) – Màu PMS là màu tiêu chuẩn được liệt kê trong Hệ thống Căn chỉnh màu Pantone. Mỗi màu Pantone có một mã số riêng để các nhà in và nhà sản xuất khác nhau đảm bảo tính thống nhất về màu sắc. Nếu bạn đặt in 4 màu nhưng lại tải file có chứa màu Pantone (PMS) thì những màu PMS này sẽ được tự động chuyển sang CMYK. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị sử dụng hệ màu CMYK cho tất cả các file.
PPI (pixels per inch) – Độ phân giải, thường tất cả các file được thiết lập ở 300ppi (300 pixels mỗi inch vuông). Nhưng cũng tuỳ theo chất lượng của giấy mà ta xuất file cho phù hợp.
Các thuật ngữ trong bước chuẩn bị in ấn
Crop Marks – Những ký hiệu màu đen ở các góc của bản bông pdf. Những ký hiệu này chỉ đường xén thành phẩm. Tất cả những thứ ở bên ngoài ký hiệu này sẽ bị xén bỏ.
Convert Font: trước khi in, bạn nên thao tác việc này.
Rasterized Fonts – có nghĩa là text chuyển sang hình ảnh, dù bạn để độ phân giải cao đi nữa thì text đó vẫn không rỏ bằng vector
Bình trang – Khi 2 hoặc nhiều trang được bố trí vào 1 trang in trong file, ta gọi là bình trang, sau khi bình trang xong thì người chế bản cho ghi trên bản kẻm, còn gọi là computer to plate
Bình bản – Sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm. Đây là cách bình bằng tay
Bản bông PDF file xuất từ các chương trình thiết kế nên là file PDF: file được nén, màu sắc và chất lượng file không bị thay đổi.
Các thuật ngữ trong bước in ấn sản xuất
Lề xén – Người thiết kế thường hay quên vấn đề này khi thiết kế, còn gọi là chừa lề để xén, nếu bạn thường xuất file sang PDF để in, trong đó có phần lựa chọn là Bleed có nghĩ là bạn có xuất file chừa phần xén hay không? Tuỳ theo nhà in yêu cầu, thường thì chúng ta nên chừa xén là 2 mm, ví dụ: file thành phẩn của bạn là khổ A4, gồm cả kính thước chừa xén là 214×301 mm
Cán bóng (mờ) – Một màng nhựa được cán nhiệt dính vào sản phẩm in như bìa sách, các-vi-dít và bưu thiếp. Nó mang lại sự bảo vệ, cũng như một lớp bề mặt bóng hoặc mờ trên thành phẩm. Có thể áp dụng trên 1 mặt hoặc cả 2 mặt của sản phẩm in.
Coated Paper – Giấy in có lớp bề mặt bao phủ nhằm mang lại cảm giác mịn đều hơn.
Bản bông – bạn có bao giờ nghe từ kí bông chưa? đó là cách gọi kí duyệt màu trên tờ in
Khổ thành phẩm – Khổ thành phẩm sau khi xén. Ví dụ khổ thành phẩm của một tờ gấp khổ A5 là 210 x 297mm.
Gia công: Bất kỳ quy trình nào sau in, bao gồm nhưng không giới hạn ở: xén, gập, khâu, vào gáy và cán.
Bế – tạo thành đường hằn trên giấy để gập hoặc tạo hình để gập thành hộp.
Ghim lồng – Một cách đóng quyển dùng cho tạp chí và sách nhỏ từ 8 trang tới 72 trang (trang in). Chúng ta gia công dập ghim dây thép ở nếp gấp giữa.