Kỹ thuật UCR – Under Color Removal là kỹ thuật thay thế màu xám tạo bởi 3 màu Cyan, Magenta và Yellow ở phần tối bằng lượng màu Đen tương ứng của hình ảnh và biến thể của UCR là GCR (Gray Component Replacement – Kỹ thuật thay thế màu Cyan, Magenta và Yellow bằng lượng màu xám) -được sử dụng riêng lẻ để bù trừ cho một số vấn đề về truyền mực và gia tăng tầng thứ
Kỹ thuật UCR được phát triển dựa trên thực tế là một số máy in gặp khó khăn trong việc in các lớp mực 4 màu chồng lên nhau trong khi lớp mực trước đó vẫn còn ướt (vì in Offset là kỹ thuật in ướt chồng ướt). UCR làm giảm các giá trị điểm tram màu Cyan, Magenta và Yellow ở bất kỳ nơi nào mà 3 màu này chồng lên nhau và tạo ra màu xám và khi đó phải thay bằng một tỷ lệ màu đen tương ứng. Nếu in các màu với giá trị : Cyan = 100%, Magenta = 100% và Yellow = 100% và Black = 100% thì ta sẽ có độ phủ mực là 400%. nếu các giá trị màu đồng nhất được giảm xuống 60% Yellow, 60% Magenta, 70% Cyan và 70% Black độ phủ mực khi này sẽ là 260% và nhỏ hơn độ phủ mực cũ là 400%. Những bãn tách màu này được mô tả là có 260% UCR.
Ảnh tách màu K+CMY với kỹ thuật UCR
Những người đề xướng UCR cho rằng khi dùng UCR thì sự truyền mực chủ yếu là một hàm số của độ dày lớp mực. Trong ví dụ 260% UCR đoạn cuối của đường cong tầng thứ (phần tối của hình ảnh) rõ ràng phải có những vùng cực nhỏ trong các điểm tram nằm cạnh nhau và không chồng lắp lên nhau, thì các giá trị của mỗi điểm tram sẽ ít hơn 50%. Do đó, độ phủ 400% chắc chắn xảy ra đối với hầu hết các giá trị của UCR.
Để giải thích đầy đủ về nguyên lý hoạt động của UCR thì cần phải xem xét về sự gia tăng tầng thứ. Hầu hết các ứng dụng của UCR đều liên quan đến in báo, quy trình này sữ dụng các loại mực có thể in tốc độ cao trên loại giấy có định lượng thấp. Để phòng tránh hiện tượng lột giấy buộc người ta phải tránh in các lớp mực dày. Các lớp mực dày làm gia tăng hiện tưỡng gia tăng tầng thứ. Đối với các điểm tram 100% mực không thấm được vào giấy sẽ tụ lại một lớp tương đối dày trên giấy gây khó khăn cho các lớp mực truyền lên giấy tiếp theo sau đó. Đối với các điểm tram có giá trị 60% thì mực lan ra các cạnh (gia tăng tầng thứ) theo lực ép in, sau đó một phần mực in thấm vào giấy và phần còn lại lan ra giấy theo mức độ tương ứng với sự gia tăng tầng thứ của hệ thống. Kết quả là độ dày lớp mực được in ra thấp hơn trường hợp không có UCR và sự truyền mực cùa lớp mực thứ hai lên lớp mực trước dễ dàng hơn.
Nhược điểm chính của UCR là khi UCR tăng thì mật độ tối đa (Dmax) của tờ in giảm. Dmax giảm có nghĩa là độ tương phản giảm và chất lượng tờ in giảm. Do đó nên tránh dùng UCR. Khi các nhà in có nguyên liệu tốt, máy in được lập trình để giảm thiểu sự gia tăng tầng thứ và sự truyển mực đạt tối đa thì mới cần UCR. Khi in tạp chí với tốc độ cao và các loạt ấn phẩm tương tự thì cũng nên sữ dụng UCR với các giá trị từ 240% đến 300%.
Như đã nói ở trên, một biến thể của kỹ thuật UCR là kỹ thuật GCR, kỹ thuật này mới được phổ biến gần đây. Hầu hết các phần mềm chế bản hiện nay đều có khả năng tạo được GCR. Ưu điểm chính của GCR chính là nó không làm biến đổi màu nghiêm trọng trên máy in. Ví dụ: khi không dùng GCR, nếu lượng màu Cyan có trong màu nâu bị biến đổi khi in phục chế màu sẽ được chuyển dần thành màu Đen hoặc Đỏ. Tuy nhiên nếu sử dụng kỹ thuật GCR thì thay thế màu Cyan bằng màu đen thì những biến đổi của điểm tram màu đen sẽ chỉ làm cho màu nâu trở nên sáng hơn hay xậm hơn nhưng tông màu không thay đổi. Thuận lợi khác của UCR là giúp hạn chế sử dụng các loại mực in màu đắt tiền.
Ảnh tách màu K+CMY với kỹ thuật GCR
Vấn đề chính của GCR cũng như UCR là mật độ của các màu xậm hơn bị giảm xuống. Đối với nhiều ấn phẩm đây không phải là vấn đề lớn nhưng đối với các ấn phẩm có nhiều tông màu thì sẽ có vấn đề phát sinh. Độ phủ mực 300% không nhẹ hơn đáng kể so với độ phủ mực 400%, do đó những trường hợp yêu cầu màu đen mạnh hay dày đặc thì lượng GCR hay UCR nên sử dụng hạn chế. Nếu sử dụng GCR hay UCR quá mức thì độ bóng của bản phục chế sẽ bị giảm đi. Các mức độ GCR phổ biến nằm trong khoảng 40% và 60%.