Nếu bạn từng có nhu cầu in ấn, chắc hẳn đã từng nghe đến khái niệm in offset. Vậy cụ thể đó là công nghệ in gì? Hãy cũng TMT Việt Nam theo dõi trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Khái niệm về in offset
Điểm khác biệt lớn nhất giữa in offset với các kỹ thuật in khác: Không trực tiếp phun mực lên giấy mà qua một bộ phận trung gian, đó là các tấm cao su (hay còn gọi là các tấm offset). Sau đó các tấm cao su này mới lăn qua giấy dưới lực ép cao. Chính vì vậy, chất lượng in sẽ được đảm bảo tối đa và mực sẽ không bị thấm, nhòe lên giấy in.
Cấu tạo của một máy in offset gồm:
- Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
- Ống cao su: là một trục ống mang tấm cao su offset, có kĩ thuật in và cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
- Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.
- Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in.
- Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
- Các bộ phận trung chuyển: Có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
- Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy
Lưu ý, sẽ có 4 tấm cao su chứa 4 hệ màu (CMYK). Giấy in sẽ lần lượt đi qua và các lớp mực và cứ thế được in chồng lên nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng cũng có thể dùng in offset 1, 2, 3 màu để tiết kiệm chi phí.
Các công đoạn trong in offset
Lên bài in
Bộ phận thiết kế sẽ gửi file in xuống (dạng AI, PSD, PDF…). Hãy kiểm tra thật kỹ bởi một khi đã bắt đầu in ấn thì rất khó để sửa, thậm chí phái ngừng hẳn và tiến hành lại từ đầu.
Ouf film
Sau khi nhận được bản in, chúng ta sẽ tiến hành out flm. Đó là những tấm film âm bản chứa hình ảnh thiết kế. Sẽ cần 4 tấm film, mỗi tấm có nhiệm vụ chứa một lớp màu bao gồm: C – M – Y – K
Cụ thể:
C=Cyan – Màu xanh lơ
M=Magenta – Màu hồng sẫm
Y=Yellow – Màu vàng
K=Key – Màu đen
Phơi kẽm
Sau khi có 4 tấm phim, nhân viên in ấn sẽ dùng máy phơi kẽm để chụp hình ảnh từng tấm phim lên các tấm kẽm. Như vậy chung ta cũng có 4 tấm kẽm tương ứng với 4 hệ màu CYMK trên.
Tiến hành in off set
Nhân viên phụ trách việc in ấn sẽ chọn một tấm kẽm, lắp lên máy in và đổ màu mực tương ứng vào. Ví dụ như bản kẽm màu C thì phải đổ mực màu C (cyan). Sau đó sẽ tháo ra, vệ sinh mực và lắp tấm kẽm thứ 2 vào. Cứ như vậy cho đến tấm kẽm thứ 4.
4 màu này kết hợp với nhau tùy theo tỉ lệ mà sẽ ra các hình ảnh có màu sắc tương ứng. Chính vì vậy mà khách hàng cần đến xưởng in để “duyệt màu”, nghĩa là yêu cầu nhiên viên thay đổi tỷ lệ giữa 4 hệ màu trên cho đến khi được bản in mình ưng ý.Khách hàng cùng nhân viên đồng thời ký tên vào bản in này. Xác định đây là bản chuẩn, nếu màu sắc bị lệch, không đúng thì xưởng in phải chịu trách nhiệm.
Thông thường để chọn được đúng bản in khách hàng ưng ý sẽ tốn khá nhiều nguyên liệu, từ khoảng 50 đến 200 bản tùy theo kinh nghiệm và kỹ năng của từng thợ. Nhà in cần phải tính dư giấy ra (ví dụ cần 1000 bản in thì phải chuẩn bị 1200 tờ giấy in)
Phân tích ưu và nhược của in offset
Ưu điểm của in offset
- Có thể in với số lượng lớn. Cụ thể khi bạn in từ 1000 bản trở lên thì bắt buộc phải dùng offset. Hơn nữa bạn càng in nhiều thì giá thành lại càng rẻ.
- Màu sắc chuẩn, gần như 100% chính xác theo tờ mẫu.
- Thời gian in nhanh, có thể in 1000 bản chỉ trong vòng 30 phút.
Nhược điểm của in offset
- Chi phí cao khi phải in số lượng ít bởi việc out film, lên khuôn kẽm tốn rất nhiều chi phí.
- Thời gian chuẩn bị phức tạp và khá lâu. Thông thường mất khoảng gần 30 phút để lên được một bài in chuẩn
- Mất nhiều bản in nháp, thêm chi phí bù hao.
Ứng dụng của in offset
Ngày nay, công nghệ in offset đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Một số sản phẩm chủ yếu là:
– Các loại hộp bồi, hộp giấy
– Túi giấy
– Catalogue, sổ tay, tạp chí
– Lịch để bàn, lịch treo tường
– Card visit, tờ rơi, tờ gấp
|xem thêm: in kỹ thuật số
Tác giả bài viết: Công ty in TMT