Cán màng một kỹ thuật gia công sau in. Cụ thể sau khi có bài in (tờ in), chúng ta sẽ đưa vào máy cán để ép một lớp màng mỏng trong suốt vào. Nó có thể là màng bóng, màng mờ hoặc màng nhung tuỳ theo lựa chọn của khách hàng. Lớp màng dai, chắc khiến sản phẩm của bạn bền hơn. Ngoài ra còn có nhiều tác dụng như tăng khả năng chống nước, chống len bẩn, tăng tính thẩm mỹ.
Mục Lục
Phân loại cán màng
Có nhiều loại màng khác nhau và được đóng quyển catalogue giới thiệu cho khách hàng lựa chọn. Chúng ta thường sử dụng 2 loại chính

Màng bóng: Màu sắc in ra được tươi hơn, có độ bóng nhất định. Chống vết bẩn, vết mực tốt.

Màng mờ: Màu sắc sau khi gia công sẽ hơi tối hơn. Tuy chống bẩn, vết mực khá kém nhưng bù lại sản phẩm in ra có độ “lì” và rất sang trọng
Ngoài ra còn 1 số loại khác như màng tơ tằm, màng nhung, màng cát… Với các hiệu ứng đặc biệt

mẫu màng tơ tằm

mẫu màng tráng kim

mẫu màng cát
Quy trình gia công với máy cán màng

Chọn loại màng: Tuỳ theo yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm. Nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng phương án thích hợp nhất. Trên ảnh là cuộn màng mờ chuẩn bị được sử dụng

Cuộn màng được lắp vào trục máy

Đưa bài in vào máy cán. Ở hình ảnh bên dưới, cuộn màng (màu trắng) và bài in (các tờ màu đen) cùng với máy cán sẽ được nhân viên gia công điều chỉnh và khởi động

So sánh tờ in chưa cán (bên trái) và tờ in được cán mờ (bên phải) sẽ có độ mịn và “lì” hơn. Nhìn chung quy trình khá đơn giản, có thể thực hiện 1000 tờ trong 30 phút (tính cả thời gian cài đặt điều chỉnh)
Một số sản phẩm sử dụng cán màng trong in ấn

Túi giấy được cán bóng sẽ bền hơn khi đựng các sản phẩm

Mẫu hộp giấy được cán mờ mặt ngoài

hộp cứng cao cấp được cán màng tơ tằm

Với các sản phẩm như danh thiếp, card, catalogue,… Chúng ta cần cán cả 2 mặt

Các trang giới thiệu của sổ tay được in bằng giấy couche cán mờ
|Xem thêm: in nhũ là gì?
Tác giả bài viết: in TMT Việt Nam