Bạn đang làm cách nào để in bằng mực nước mà vẫn bóng bề mặt? Thường thì in vải ai cũng chuộng làm bằng mực nước hơn mực dầu và plastisol vì mực nước vừa ít mùi, không buộc phải sấy và rất dễ làm. Tuy nhiên một yếu điểm của mực gốc nước khi trên vải là độ bóng bề mặt không cao, yếu điểm này làm không ít người không đáp ứng được yêu cầu vừa là mực nước. Nhưng đó là chuyện của quá khứ, bây giờ nếu có khách hàng yêu cầu như trên bạn có thể tự tin nhận làm ngay mà không cần suy nghĩ.
DÙNG MỰC IN LỤA BÓNG BỀ MẶT
Để có thể làm được điều này, bạn nên dùng một trong các loại hóa chất sau để làm bóng bề mặt:
- Mực gốc nước làm bóng bề mặt (còn gọi là giả silicone)
- Các loại mực nước hệ PU tạo độ bóng bề mặt.
- Mực nước siêu bóng được điều chế với đặc điểm như mực bóng mà bạn hay dùng nên khá dễ sử dụng.
Thường thì 3 loại trên loại thứ 3 bóng nhất nhưng cũng đắt và khó làm nhất vì phải pha catalyst, loại mực nước PU cũng có catalyst nhưng không pha thì vẫn dùng được trên các loại vải polyester, cotton, TC… Còn mực nước thì thông dụng rồi. xin hướng dẫn chi tiết bạn cách dùng loại thứ nhất là mực nước giả silicon như sau:
MỰC GỐC NƯỚC GIẢ SILICONE
Mực nước tạo bóng bề mặt không màu nên khi cần màu gì thì bạn pha với pigment theo tỷ lệ như sau:
Mực Silicon 95%
PIGMENT: 5%
Để kết quả in được tốt nhất, bạn nên lót nền phủ bằng rubber white hoặc rubber transparent rồi sấy khô, sau đó in mực silicone.
Khi in đúng cách trên đúng loại vải, mực có độ bền rất cao. Để mực bền lâu nhất bạn nên tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào mực và bảo quản mực ở nhiệt độ phòng.
SẤY KHÔ
Để khô tự nhiên sẽ đạt độ bóng cao nhất.
BỘ VẬT TƯ IN LỤA ĐI KÈM ĐỂ ĐẠT CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT
Dùng lụa trắng từ 36 đến 90 T
Keo chụp bản: keo hệ nước
Dao gạt.
LƯU Ý KHÁC:
Rửa khung bằng nước
Tóm lại, khi sử dụng loại mực Silicon này bạn sẽ có được một hình in gốc nước với độ bóng cao. Tuy nhiên do giá thành không hề rẻ khi so sánh với bóng dẻo gần gấp 3 lần nên bạn nên in lót nền bằng bóng dẻo sau đó lấy loại mực này phủ lên bề mặt sẽ đảm bảo kinh tế.