Tục “lì xì” đầu năm là một phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người phương Đông. Nó mang theo lời chúc và ước vọng mang lại nhiều may mắn cho mọi người trong năm mới. Đối với người Việt, đây là một phần đậm đà của phong vị Tết. Đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới.
Mục Lục
Nguồn gốc của việc lì xì đầu năm mới
Tại sao năm mới, trẻ em hay người cao tuổi đều được lì xì? Tất cả bắt nguồn từ một truyền thuyết.
Tương truyền vào thời cổ đại, có một con quỷ thân đen, tay trắng, gọi là “Tùy”. Nó thường xuất hiện ở các gia đình vào đúng đêm 30 Tết, xoa đầu trẻ em ba cái. Sáng hôm sau, đứa trẻ sẽ khóc dữ dội. Sau đó thì lên cơn sốt hoặc mắc phải các bệnh khác, thậm chí trở nên mất trí, ngơ ngác. Nhiều cha mẹ trong đêm cuối cùng của năm cũ thường không dám ngủ mà chong đèn bên giường con trẻ để canh chừng và đuổi con Tùy.
Nhưng một hôm, có tám vị tiên xuất hiện, hóa thành tám đồng tiền vàng và được người xưa gói vào trong phong bao màu đỏ đặt trên gối con. Nhờ đó, con quỷ đã không bao giờ làm hại được trẻ em nữa. Tục này giữ và lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay, và dần dần những đồng tiền được cho vào phong bì màu đỏ được người lớn tuổi đưa cho trẻ em trong những ngày đầu năm gọi là tiền mừng tuổi, lì xì.
Và theo quan niệm của người xưa, mừng tuổi cho trẻ em, người lớn tuổi có thể giúp họ xua đuổi tai họa. Phong bao đỏ mừng tuổi đầu năm giống như tấm bùa hộ mệnh, giúp trẻ em được an toàn, mạnh khỏe trong năm mới, học hành tốt. Còn với người lớn tuổi, như lời chúc sống lâu, khỏe mạnh.
Phong tục lì xì tết tại Việt Nam
Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Ở Việt Nam, tục lì xì làm tăng thêm nét đẹp Tết Việt, đặc biệt đối với trẻ con, chúng háo hức, chờ đợi đến ngày Tết không chỉ vì là khởi đầu năm mới may mắn, hạnh phúc mà còn mong chờ được ông bà, bố mẹ, anh chị lì xì đầu năm.
Hằng năm, cứ vào sáng mồng một Tết Nguyên đán, con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc lì xì tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trước đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.
Tới nay, tục lì xì đã trở thành nét đẹp truyền thống đối với mỗi con người Việt Nam. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con; khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó; hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách.
Ý nghĩa của phong bao lì xì
Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới. Còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.
Phong bao lì xì mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Nó tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết.
Phong bao lì xì còn tượng trưng cho sự tài lộc. Người Việt quan niệm rằng: nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì lại càng tin rằng mình sẽ phát tài phát lộc. Chính vì phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp và mang lại nhiều may mắn như thế nên tục lì xì luôn được cộng đồng giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay.
Chiếc bao lì xì là chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn. Nó chứa rất nhiều thông điệp, nhắn nhủ của người lớn với trẻ em. Và tuổi thơ mỗi người đều lưu giữ ấn tượng rất đậm về chiếc phong bao nhỏ xinh ngày Tết này.
Đặt in bao lì xì tết tại TMT Việt Nam
Khách hàng có thể gọi đến Hotline ( 0902105489) hoặc ZOA để cung cấp thông tin cần thiết. Tại TMT Việt Nam bạn sẽ được
- Miễn phí thiết kế chuyên nghiệp, hình ảnh đẹp độc đáo
- Kích thước theo yêu cầu thường theo Size lớn: 7,3 x16 (Cm), nắp 2, 5 (Cm); 8×16(Cm), nắp 3 (Cm) hoặc size nhỏ: 7,5×10(Cm)
- Chất liệu giấy : sử dụng giấy Couche định lượng 100gsm – 150 gsm hoặc theo yêu cầu của khách hàng
- In trên máy in offset công nghiệp đáp ứng nhu cầu in với số lượng lớn
- Kỹ thuật in ấn: in lì xì trên giấy mỹ thuật, giấy ánh kim, giấy hoa văn
|Xem thêm: in bao lì xì
Tác giả bài viết: in TMT Việt Nam