Có nhiều loại kỷ yếu khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là lên bố cục cho quyển kỷ yếu của mình. Sau đây TMT Việt Nam sẽ giới thiệu một số mẫu cơ bản thường gặp khi in ấn.
Mục Lục
Bố cục kỷ yếu tiểu học
1/ Trang bìa: Thường là ảnh chụp lễ tốt nghiệp với toàn cảnh ngôi trường
2/ Lời tựa, tâm thư: Giới thiệu về quyển kỷ yếu
3/ Ảnh chụp từng thành viên kèm theo thông tin cá nhân.
4/ Phần giới thiệu về các năm học (lớp 1 – lớp 5)
5/ Ảnh chụp các chuyến đi dã ngoại, kỷ niệm tập thể đáng nhớ
6/ Thầy cô chủ nhiệm, những người chỉ bảo chúng ta khôn lớn thành người
7/ Trang áp bìa

mặt bìa sau của kỷ yếu tiểu học
Bố cục kỷ yếu thành lập trường
Loại kỷ yếu này nhấn mạnh vào bề dày lịch sử cũng như các thành tích của ngôi trường. Ngoài ra còn cơ sở vật chất, giới thiệu các phòng ban, hay những cá nhân xuất sắc.
Bố cục kỷ yếu hội thảo khoa học
Nội dung của loại kỷ yếu này tập chung vào mặt thông tin, kiến thức. Nhìn chung nó khá giống một cuống sách.
1/bố cục mẫu kỷ yếu hội thảo mặt bìa trước và sau
2/ Trang giới thiệu. Chúng ta có thể in một màu để độc giả tập trung khai thác được thông tin.
3/ Giới thiệu các thành phần tham dự hội thảo
4/ Cần thiết phải có mục lục để việc tra cứu được dễ dàng hơn
5/phần tổng quan, lời nói đầu về mục đích của cuộc hội thảo
6/ Những biểu đồ, thiết bị chúng ta có thể chọn in màu để dễ nhìn
7/ Phần kết
Những lưu ý khi xây dựng nội dung bố cục Kỷ Yếu
Đầu tiên, quý khách cần xác định kỷ yếu của mình thuộc thể loại nào.
- Với các loại kỷ yếu mầm non hay tiểu học, cấp 2, cấp 3 phần hình ảnh được chú trọng
- Với loại kỷ yếu hội thảo khoa học hay thành lập trường, phần nội dung lại được chú trọng. Quý khách có thể soạn ra file word, TMT Việt nam sẽ căn chỉnh và đưa vào file thiết kế
Một số phần bắt buộc đưa vào:
- GIới thiệu
- Lời nói đầu
- Phần kết (cảm nghĩ, tóm tắt lại nôi dung)
Thiết kế kỷ yếu cũng nên chú ý lựa chọn phong các (ngộ nghĩnh – sôi động – nghiêm túc) sao cho phù hợp.
|Xem thêm: in kỷ yếu
Tác giả bài viết: Công ty TMT Việt Nam