Một trong những công nghệ in hiện đại nhất ngày nay đó là in offset 4 màu với ưu điểm cho chất lượng hình ảnh đẹp sống động và chân thực.

Thiết kế chế bản in offset

Đây là giai đoạn khá đơn giản thiết kế chế bản là tiến hành dàn tất cả các sản phẩm in trên một kích thước, phù hợp khổ in tối đa của máy in offset. Việc in ghép chung bài thực hiện được cũng là nhờ phần thiết kế chế bản này.

Người thiết kế chế bản càng tối ưu hóa phần thiết kế bao nhiêu, thì sẽ giảm rất nhiều chi phí khi in offset.

tìm hiểu về kỹ thuật in offset 4 màu

Xuất kẽm

Kẽm sẽ được chia ra thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). 4 màu chuẩn, trên lý thuyết thì tất cả màu sắc đều được tạo từ 4 màu này, tất nhiên là trừ màu trắng, không máy in nào có thể in được mực trắng.

Tiến hành in offset

Trước tiên sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in một màu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….

Việc chọn màu nào để in trước thông thường sẽ dựa vào kinh nghiệm thực tế của kỹ thuật. Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn màu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Quá trình in cũng khá phức tạp bởi mỗi màu người ta phải chạy thử 50 bản cho màu sắc các bản đều nhau và ổn định.

Gia công sau khi in offset

Sau khi in xong thì sẽ có 2 phần gia công:

Gia công cán màng: sẽ giúp sản phẩm trông dày hơn, chống trầy, chống rách, phần nào chống thấm. Việc cán màng có hay không là phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

Gia công cắt thành phẩm: phần này sẽ quyết định hình dáng của sản phẩm cuối cùng. với những hình dạng đặc biệt thì phải trải qua thêm giai đoạn làm khuôn bế hình và bế hình sản phẩm. Sẽ tốn thêm ít thời gian.
Ngày nay in offset đã trở nên rất phổ biến trong ngành in bởi chất lượng in tốt với giá thành rẻ.

Chia sẻ: